Nội thất gia đình và lưu ý khi thiết kế

Trong thiết kế nhà ở, ngoài việc quan tâm đến vẻ đẹp và tính tiện lợi, chúng ta cũng cần phải chú ý đến các quy tắc về phong thủy nhà ở để có một ngôi nhà cân bằng âm dương, tràn đầy sinh khí mang về sức khỏe và vận may cho gia đình.


Đối với cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối, hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần chú ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây:
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Trong thiết kế cửa cần tránh:
- Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bài trí lệch nhau, theo nguyên lý “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp và phong thủy cho từng loại cửa. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất.

- Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi của là một cái "mồm" khác nhau với tiếng nói riêng của nó.

- Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.

- Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào là miệng mồm của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con.

- Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ, Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được. Xem thêm mẫu cửa gỗ công nghiệp của Đức Khang bạn nhé.

Phong thủy phòng thờ

Phòng thờ luôn là không gian trang trọng và yên tĩnh nhất trong nhà. Lựa chọn vị trí cũng như bố trí phòng thờ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình Việt. Không những thế, nhiều người tin rằng nếu biết bài trí hợp phong thủy, phòng thờ còn giúp đem lại vượng khí và may mắn cho gia chủ.



Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ. Do đó, khi đặt bàn thờ, bạn phải tránh các điều kiêng kỵ sau:

Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan điểm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và vận may.
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ:hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).
– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ quan trọng trong mỗi ngôi nhà, và phong thủy nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, tài lộc của gia chủ.



Gương trong phòng tắm

Trong phòng tắm thông thường nhà nào cũng đặt 1 tấm gương. Vị trí đặt đúng theo phong thủy là bên trái tính từ trong phòng tắm nhìn ra vì nguồn năng lượng tốt đi theo chiều từ trái qua phải. Nghiêm cấm đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh. sẽ tạo ra hiệu ứng gây chói mắt khi bước vào gây ra tình hình sưc khỏe xấu cho các thành viên trong gia đình.

Các vật dụng sắc nhọn

Trong nhà vệ sinh, phòng tắm các bạn thường đặt các vật sắc nhọn như dao cạo râu, kéo. Quan điểm của tôi là không nên đặt các vật sắc nhọn nhiều vị trí trong nhà, chỉ nên đặt tại một điểm duy nhất. Vì đặt tại nhiều vị tri sẽ gây ra rất nhiều hậu họa, một trong số đó là tai họa liên quan tới đâm chém và cả phẫu thuật nữa (đao kiếm sát).

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.
SHARE

noithat190caocap.blogspot.com

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét